Chùa Một Cột - điểm đến tâm linh giữa lòng thủ đô Hà Nội

Chùa Một Cột là một trong nhiều di tích lịch sử nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước viếng thăm mỗi khi đến xứ Hà Thành. Bamboo Airways sẽ giới thiệu về chùa Một Cột đến bạn nhé.

1. Chùa Một Cột nằm ở đâu giữa lòng Hà Nội?

1.1. Vị trí

Chùa Một Cột Hà Nội (hay còn tên gọi khác là chùa Mật) được xây cất tại thôn Thanh Bảo, thuộc huyện Quảng Đức, phía Tây của hoàng thành Thăng Long lúc xưa. Hiện nay, chùa Một Cột tọa lạc ở phía sau phố Ông Ích Khiêm, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. 
Đây là nơi được nhiều các công ty lữ hành hoặc các du khách chọn để ghé thăm trong hành trình du lịch tại thủ đô Hà Nội. Bởi chùa Một Cột không chỉ nổi tiếng về kiến trúc đẹp mắt, độc đáo mà còn là nơi rất linh thiêng, “se duyên” cho nhiều cặp đôi đến đây cầu nguyện.

1.2. Ý nghĩa biểu tượng

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa được xem là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ý nghĩa chùa Một Cột đại diện cho trí tuệ, sự trường thọ, cứu rỗi thế nhân, phẩm chất cao quý, thoát tục của người Việt. Triết lý âm dương cũng được thể hiện rõ nét trong kiến trúc của chùa Một Cột, các cột hình tròn đại diện cho dương và các cột hình vuông bên ngoài đại diện cho âm.
Bên cạnh đó, biểu tượng của chùa Một Cột còn được tìm thấy ở mặt sau những đồng tiền kim loại của Việt Nam ngày xưa, có mệnh giá 5000 đồng. Ngoài ra, tại TP.HCM cũng có xây dựng một phiên bản chùa Một Cột uy nghiêm, cổ kính đặt ở quận Thủ Đức, được mệnh danh là “Nam Thiên Nhất Trụ”.
Không chỉ được mô phỏng ở Việt Nam, chùa Một Cột còn có một phiên bản nữa được đặt ở Tổ hợp Trung tâm Văn hóa Thương mại và Khách sạn "Hà Nội - Matxcova", thuộc thủ đô Matxcova, Nga.

 

2. Lịch sử chùa Một Cột

Ngoài tên gọi chùa Mật thì chùa Một Cột còn có những cách gọi khác là Liên Hoa Đài hoặc Diên Hựu Tự, được khởi công xây dựng vào tháng 10/1049 (tính theo lịch âm) vào đời vua Lý Thái Tông (niên hiệu là Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất)  đang ngự trị ngai vàng.
Tương truyền, chùa Một Cột được xây dựng dựa trên giấc mơ gặp Phật bà Quan  m của Lý Thái Tông, vị vua thứ 2 của nhà Lý cùng những gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Ngôi chùa này được xây theo những gì mà vua Lý Thái Tông mơ thấy, dựng cột đá, làm tòa sen cho Phật bà Quan  m đặt trên cột.
Sau khi chùa xây xong, vua đều đặn hàng năm (8/4 âm lịch) đều đến nơi này để làm lễ tắm Phật, lễ phóng sinh. Ngày hội này tổ chức khá lớn, các sư và nhân dân khắp kinh thành Thăng Long đều về dự lễ, cầu mong sự an yên trong cuộc sống.
Khoảng năm 1105, chùa Một Cột tiến hành cải tạo mới và mở rộng thêm quy mô của chùa, cụ thể là thêm hồ Linh Chiểu. Song song đó, vua Lý Nhân Tông còn cho trang trí thêm một tòa sen mạ vàng nằm ngay trên đỉnh cột của chùa.
Vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, năm 1954, chùa Một Cột đã bị tàn phá nghiêm trọng do quân đội Pháp trước khi rời khỏi Hà Nội đã cài đặt mìn nhằm nổ tung ngôi chùa này.  Từ biến cố này, chùa Một Cột sau đó đã trải qua nhiều lần trùng tù qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Cũng vì sửa chữa nhiều nên kiến trúc của chùa sẽ có sự khác biệt so với nguyên gốc của nó.
Hiện nay, chùa Một Cột mà chúng ta có cơ hội tham quan, vãn cảnh chùa, cúng viếng, cầu nguyện là ngôi chùa đã được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng phụ trách sửa chữa vào những năm 1955. Năm 2012, chùa Một Cột được vinh danh là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” do Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận tại Ấn Độ.

 

3. Kiến trúc chùa Một Cột

3.1. Kiến trúc tổng quan

Mô hình chùa Một Cột được nâng đỡ bằng một cột đá, xung quanh là các dầm gỗ bám chặt, giúp chùa trụ vững. Đây được xem là kết cấu nguyên bản của ngôi chùa này. Đến hiện nay, chùa Một Cột có nhiều thay đổi, được kết cấu thành 3 bộ phận chính: cột trụ, đài Liên Hoa và mái chùa.
Cột trụ có chiều cao khoảng 4m, đường kính rộng 1.2m, là sự kết hợp giữa 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ vững chắc. Còn đài Liên Hoa được đỡ thông qua hệ thống cột quân, có dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 3m. Cuối cùng là mái chùa, mái được làm bằng ngói vảy màu đỏ gạch và đã bị thời gian phủ nhiều lớp rêu phong. Mái ngói này được làm và lợp với sự công phu, tỉ mỉ để tạo ra một sản phẩm chùa Một Cột tổng thể hoàn hảo như hiện nay.
Chùa Một Cột được thiết kế với bốn mái cong đầu đao vút lên trời (còn được gọi là “tàu đao”). Đặc biệt, trên đỉnh của mái chùa Một Cột có đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Đây là lối kiến trúc đặc trưng cho các chùa, chiền, miếu, đình ở Việt Nam, biểu hiện cho sự sinh sôi nảy nở, âm dương hài hòa.
Một điểm nhấn của chùa Một Cột được xây vào năm 1105, đó chính là hồ Linh Chiểu. Hồ này có họa tiết bằng hình khối, có tường hoa bao quanh.

3.2. Kiến trúc nội thất

Điều đầu tiên mà Bamboo Airways nhắc đến về kiến trúc nội thất của chùa Một Cột chính là bàn thờ. Bàn thờ của chùa này có đặt tượng của Phật bà Quan  m nghìn mắt nghìn tay, được mạ vàng. Xung quanh của bàn thờ, có bày nhiều đồ thờ ở các vị trí khác nhau như: bình cắm hoa sen, đôi lục bình gốm sứ, lư hương bằng đồng, bộ ấm chén thờ. 
Trong những đồ thờ này thì có lẽ đôi lục bình gốm sứ là được chú ý hơn cả bởi vẻ đẹp tinh túy được các nghệ nhân đưa vào đôi lục bình này. 

 

4. Những điều cần lưu ý khi đến tham quan chùa Một Cột

  • Thứ nhất là về giờ mở và đóng cửa chùa: Chùa Một Cột cố định mở vào tất cả các ngày trong tuần (thứ hai đến chủ nhật) của mùa hè, riêng mùa đông thì sẽ đóng cửa 2 ngày trong tuần là thứ 2 và thứ 6.
  • Thứ hai, về vé phí tham quan chùa Một Cột thì đây là ngôi chùa được miễn phí vé vào cổng để tham quan.
  • Thứ ba là bạn nên chú ý đến vấn đề về trang phục khi tham quan chùa Một Cột, vì đây là nơi tâm linh nên cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, không mặc váy, áo quần hở hang, tôn trọng các chuẩn mực nơi tôn nghiêm.


Bamboo Airways vừa chia sẻ đến bạn những nội dung liên quan đến chùa Một Cột, điểm du lịch tâm linh giữa lòng Hà Nội với những nét kiến trúc Phật giáo độc đáo, cùng với đó là biểu tượng đài Liên Hoa đẹp rạng ngời, thanh thoát, giúp bạn có cảm giác an yên, thoát tục. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn trong các chuyến du lịch về xứ Hà thành cổ kính nhưng không kém phần náo nhiệt. Bamboo Airways gặp lại các bạn trong các bài viết sau.