Vật phẩm nguy hiểm

Nhằm đảm bảo an ninh chuyến bay cũng như đem đến cho hành khách một hành trình bay thuận lợi, vui lòng tham khảo thêm các quy định của Cục Hàng không Việt Nam về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hành khách của tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay. 

I. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG VÀO KHU VỰC HẠN CHẾ, MANG LÊN TÀU BAY
CHẤT NỔ VÀ CÁC CHẤT GÂY CHÁY, NỔ VÀ CÁC VẬT CÓ THÀNH PHẦN NHƯ: NGÒI NỔ, DÂY NỔ VÀ CÁC THÀNH PHẦN CẤU THÀNH KHÁC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GÂY SÁT THƯƠNG HOẶC ĐE DỌA ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TÀU BAY
  • Các loại đạn  

  • Các loại kíp nổ  

  • Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm  

  • Các vật mô phỏng giống một vật (thiết bị) nổ  

  • Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác  

  • Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo  

  • Đạn khói, quả tạo khói  

  • Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo 

VŨ KHÍ, SÚNG VÀ CÁC LOẠI VẬT DỤNG ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ GÂY SÁT THƯƠNG HOẶC CÁC VẬT GIỐNG NHƯ VŨ KHÍ: CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA SÚNG VÀ ĐẠN (SÚNG PHÓNG ĐIỆN, SÚNG TỰ CHẾ NHƯ CÁC LOẠI SÚNG IN 3D, LOẠI KHÔNG XÁC ĐỊNH)
  • Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự  

  • Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn.  

  • Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả ống ngắm  

  • Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su  

  • Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh  

  • Các thiết bị phóng điện và các thiết bị phóng điện tự tạo  

  • Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình) 

CÁC CHẤT HÓA HỌC
  • Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay  

  • Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy); và 

  • Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm 

CÁC VẬT CÓ LƯỠI SẮC HOẶC ĐẦU NHỌN VÀ CÁC THIẾT BỊ KHI PHÓNG (BẮN) CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ GÂY THƯƠNG TÍCH NGHIÊM TRỌNG
  • Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay  

  • Dao lam, dao rọc giấy  

  • Súng tự chế, súng phóng lao  

  • Súng cao su  

  • Các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06 cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm  

  • Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm  

  • Dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc: các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ…  

  • Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại  

  • Các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm 

CÁC VẬT CÓ LƯỠI SẮC HOẶC ĐẦU NHỌN VÀ CÁC THIẾT BỊ KHI PHÓNG (BẮN) CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ GÂY THƯƠNG TÍCH NGHIÊM TRỌNG
  • Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim  

  • Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay  

  • Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06 cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay  

  • Đèn khò  

  • Dụng cụ bắn vít, bắn đinh 

CÁC VẬT, DỤNG CỤ ĐẦU TÙ KHI TẤN CÔNG GÂY THƯƠNG TÍCH NGHIÊM TRỌNG
  • Các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết  

  • Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ  

  • Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật 

CHẤT LỎNG, CHẤT ĐẶC SÁNH, DUNG DỊCH XỊT (CHẤT LỎNG) ĐƯỢC CỤ THỂ THEO HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LỎNG
II. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG LÊN KHOANG HÀNG TÀU BAY
CHẤT NỔ, CHẤT CHÁY HOẶC CÁC LOẠI KHÁC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GÂY THƯƠNG TÍCH NGHIÊM TRỌNG HOẶC ĐE DỌA ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TÀU BAY BỊ CẤM MANG LÊN TÀU BAY (TRỪ CÁC TRƯỜNG HỢP THEO QUY ĐỊNH)
  • Đạn (trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển trong hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể quy định tại Phần 8, Chương 1, Mục 1.1.2 Doc 9284 - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) 

  • Các loại kíp nổ 

  • Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm 

  • Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác 

  • Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo 

  • Đạn khói, quả tạo khói 

  • Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo 

  • Xăng, dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm không an toàn (quẹt đâu cũng cháy, oxy lỏng 

III. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM HẠN CHẾ MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ LÊN TÀU BAY
DANH MỤC VẬT PHẨM

VẬT PHẨM 

ĐƯỢC PHÉP MANG TRONG 

PHẢI ĐƯỢC NGƯƠI KHAI THÁC TÀU BAY CHẤP NHẬN 

PHẢI THÔNG BÁO CHO NGƯỜI CHỈ HUY TÀU BAY 

ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC PHÉP 

Hành lý ký gửi 

Hành lý xách tay 

Theo người 

CÁC DỤNG CỤ Y TẾ THIẾT YẾU 

1) Bình khí ôxy hoặc bình khí nhỏ sử dụng trong y tế 

  

Có 

Có 

Có 

Có 

Có 

a) Tổng khối lượng mỗi bình khí không quá 05 kg. 

b) Xi lanh, van và van xả (nếu có) phải được bảo vệ khỏi những hư hỏng có thể gây thoát khí ngoài ý muốn. 

c) Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng bình khí hoặc xi lanh trên tàu bay và vị trí chất xếp của chúng. 

Bình khí hoặc xi lanh chứa ôxy hóa lỏng 

Không 

Không 

Không 

N/A 

N/A 

Bình khí hoặc xi lanh chứa ôxy hóa lỏng bị cấm vận chuyển trong hành lý ký gửi, hành lý xách tay hoặc theo người. 

2) Bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 của Doc 9284 dùng cho chân, tay giả cơ khí. 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

Bình khí ga (bao gồm cả bình dự phòng cùng kích cỡ) nếu cần thiết được phép mang theo với số lượng đủ sử dụng trong thời gian chuyến bay. 

3) Các loại thuốc y tế không có chất phóng xạ (gồm cả bình xịt) 

  

  

  

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Đối với từng bình, khối lượng không quá 0,5 kg hoặc thể tích không quá 0,5 lít. 

b) Bình xịt có van xả phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để không rò rỉ thuốc. 

c) Mỗi hành khách được mang các vật ở mục này và các mục 8 và 11 với tổng khối lượng không quá 02 kg hoặc thể tích không quá 02 lít, mỗi bình đựng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít. 

4) Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác cấy trong cơ thể. 

N/A 

N/A 

Có 

Không 

Không 

Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác có hoặc không sử dụng pin lithium, được cấy vào cơ thể người hoặc được gắn liền với cơ thể để điều trị. 

5) Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển tương tự khác dành cho hành khách bị hạn chế khả năng di chuyển do khuyết tật, sức khỏe hoặc tuổi tác hoặc tai nạn. 

  

  

  

  

  

  

Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển tương tự khác chạy bằng pin ướt, không tràn đổ. 

Có 

Không 

Không 

Có 

Không 

a) Pin ướt, không tràn đổ phải tuân thủ Điều khoản đặc biệt A67 hoặc được kiểm tra về rung và áp suất theo quy định tại Hướng dẫn đóng gói 872. 

b) Người khai thác tàu bay phải xác định rõ: 

- Pin được gắn chặt với thiết bị hỗ trợ đi lại; 

- Các đầu cực được bảo vệ khỏi đoản mạch (ví dụ như được đựng trong hộp chuyên dùng chứa pin); 

- Các đầu cực được tách khỏi nhau. 

c) Thiết bị hỗ trợ đi lại phải được vận chuyển theo cách để tránh và bảo vệ khỏi hư hại khi va đập với các loại hành lý, hàng hóa khác. 

d) Khi thiết bị hỗ trợ đi lại được thiết kế để cho phép pin được tháo ra, thiết bị gấp lại được: 

- Pin phải được tháo rời; thiết bị hỗ trợ đi lại sau khi đã tháo rời pin có thể được vận chuyển như hành lý bình thường; 

- Pin tháo rời phải được vận chuyển trong túi chắc chắn và trong khoang hàng hóa; 

- Pin phải được bảo vệ khỏi đoản mạch; 

- Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về vị trí của pin. 

e) Khuyến khích hành khách nên liên hệ trước với Người khai thác tàu bay trước khi vận chuyển. 

Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển tương tự khác chạy bằng pin ướt 

Có 

Không 

Không 

Có 

Có 

a) Khi có thể, thiết bị hỗ trợ đi lại phải được chất, xếp, cố định và dỡ theo chiều thẳng đứng. Người khai thác tàu bay phải đảm bảo: 

- Pin phải được cố định vào thiết bị hỗ trợ đi lại; 

- Các cực của pin được bảo vệ khỏi đoản mạch; 

- Các mạch điện được cô lập. 

b) Nếu thiết bị hỗ trợ đi lại không thể cho phép chất, xếp, cố định và dỡ theo chiều thẳng đứng, pin phải được tháo rời, đựng trong bao bì chắc chắn: 

- Bao bì phải là loại kín, không thấm kiềm hoặc axít, chống đổ bằng cách cố định vào mâm hàng hoặc khoang hàng bằng các biện pháp đảm bảo thích hợp (không phải bằng cách chèn hoặc cố định bằng các kiện hàng hoá hoặc hành lý khác) như dùng dây đai, khung hoặc giá đỡ; 

- Pin phải được bảo vệ khỏi đoản mạch, cố định theo phương thẳng đứng trong bao bì được bọc bởi chất hấp thụ cho phép hấp thụ toàn bộ chất lỏng trong pin; 

- Bao bì phải được đánh dấu bằng chữ “Battery, wet, with wheelchair” or “Battery, wet, with mobility aid” và được dán nhãn “Corrosive” và nhãn chỉ hướng; 

Thiết bị hỗ trợ đi lại sau đó có thể được vận chuyển dưới dạng hành ký ký gửi mà không có bất kỳ hạn chế nào. 

c) Thiết bị hỗ trợ đi lại phải được vận chuyển tránh va chạm với hành lý, hàng hoá khác. 

d) Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về vị trí của thiết bị hỗ trợ đi lại có gắn pin hoặc vị trí của bao bì đựng ác quy. 

e) Hành khách nên liên hệ với Người khai thác tàu bay trước khi vận chuyển pin, nên có nắp chống tràn dung dịch bên trong. 

Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển tương tự khác chạy bẳng pin Lithium-ion 

Có 

Không 

Không 

Có 

Có 

a) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

b) Người khai thác tàu bay phải kiểm tra để đảm bảo: 

- Pin được cố định vào xe lăn; 

- Các đầu cuối của pin phải được bảo vệ khỏi đoản mạch (ví dụ như được đựng trong hộp chuyên dụng); 

- Các mạch điện được cô lập. 

c) Thiết bị trợ giúp đi lại phải được vận chuyển theo cách sao cho chúng được bảo vệ khỏi bị hư hỏng do tác động của các kiện hành lý, bưu gửi, hàng hoá khác. 

d) Khi thiết bị trợ giúp đi lại được thiết kế cho phép người sử dụng gập lại được và tháo được pin ra: 

- Pin phải được tháo rời và vận chuyển trong khoang hành khách; 

- Các đầu cuối của pin phải được bảo vệ khỏi đoản mạch bằng cách cô lập các đầu cuối như dán băng dính vào các đầu cuối lộ thiên; 

- Pin phải được bảo vệ khỏi hư hại bằng cách đặt từng viên pin trong túi bảo vệ; 

- Việc tháo pin khỏi thiết bị trợ giúp đi lại phải được thực hiện, tuân thủ các hướng dẫn của hãng sản xuất hoặc của chủ sở hữu thiết bị; 

- Pin không được phép quá 300 Wh; 

- Tối đa được phép vận chuyển 01 pin dự phòng không quá 300 Wh hoặc 02 pin dự phòng không quá 160 Wh mỗi viên; 

e) Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về vị trí của các viên pin lithium-ion dự phòng. 

f) Hành khách nên liên hệ với Người khai thác tàu bay trước khi vận chuyển pin. 

6) Các thiết bị y tế điện tử cầm tay (máy khử rung tim-AED, máy xông khí, máy thở áp lực dương liên tục-CPAP, ...) chứa pin lithium metal hoặc lithium ion 

  

  

  

  

  

  

Các thiết bị y tế điện tử cầm tay sử dụng pin lithium metal chứa ít hơn 02 gam lithium hoặc pin lithium ion có công suất dưới 100 Wh 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Dùng cho việc điều trị của hành khách. 

b) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

Pin dự phòng cho các thiết bị y tế điện tử cầm tay sử dụng pin lithium metal chứa ít hơn 02 gam lithium hoặc pin lithium ion có công suất dưới 100 Wh 

Không 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Dùng cho việc điều trị của hành khách. 

b) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

c) Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực (ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên, hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ). 

Các thiết bị y tế điện tử cầm tay sử dụng pin lithium metal chứa từ 02 gam đến 08 gam lithium hoặc pin lithium ion có công suất từ 100 Wh đến 160 Wh 

Có 

Có 

Có 

Có 

Không 

a) Dùng cho việc điều trị của hành khách. 

b) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

Pin dự phòng cho các thiết bị y tế điện tử cầm tay sử dụng pin lithium metal chứa từ 02 gam đến 08 gam lithium hoặc pin lithium ion có công suất từ 100 Wh đến 160 Wh 

Không 

Có 

Có 

Có 

Không 

a) Dùng cho việc điều trị của hành khách. 

b) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

c) Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực (ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên, hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ). 

d) Mỗi hành khách được mang không quá 02 viên pin dự phòng. 

7) Nhiệt kế hoặc dụng cụ đo nhiệt độ y tế loại nhỏ chứa thủy ngân 

Có 

Không 

Không 

Không 

Không 

a) Mỗi người được mang một nhiệt kế loại nhỏ có chứa thủy ngân. 

b) Nhiệt kế chỉ dùng cho mục đích cá nhân. 

c) Phải được để trong hộp/vỏ bảo vệ. 

DỤNG CỤ, ĐỒ TRANG ĐIỂM, VỆ SINH CÁ NHÂN 

8) Đồ trang điểm, vệ sinh cá nhân (bao gồm cả bình xịt) 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

Đồ trang điểm, vệ sinh ở đây gồm các đồ như keo xịt tóc, nước hoa, ... (chất lỏng và dung dịch xịt): 

a) Đối với mỗi loại, khối lượng không quá 0,5 kg hoặc thể tích không quá 0,5 lít; 

b) Bình xịt có van xả phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để khí không bị rò rỉ; 

c) Mỗi hành khách được mang các vật ở mục này và ở các mục 3 và 11 với tổng khối lượng không quá 02 kg hoặc thể tích không quá 02 lít, mỗi bình đựng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít. 

9) Máy uốn tóc có chứa khí hydrocarbon 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Mỗi người được mang 01 máy. 

b) Bộ phận sinh nhiệt của máy phải có nắp chụp an toàn bảo vệ. 

c) Bình khí dự phòng dành cho máy uốn tóc loại này không được phép vận chuyển. 

ĐỒ VẬT KHÁC 

10) Đồ uống có cồn 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Từ 24% nồng độ cồn trở xuống: không bị hạn chế. 

b) Trên 24% đến 70 % nồng độ cồn: phải được đựng trong bình chứa của nhà sản xuất, còn nguyên niêm phong và nhãn mác, dung tích bình không quá 05 lít, mỗi hành khách mang không quá 05 lít. 

c) Trên 70 % nồng độ cồn: không được phép mang trong người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi. 

11) Bình xịt không độc hại, không dễ cháy dùng trong thể thao hoặc gia đình 

Có 

Không 

Không 

Không 

Không 

a) Đối với mỗi loại, khối lượng/trọng lượng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít. 

b) Bình xịt có van xả phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để không rò rỉ khí. 

c) Mỗi hành khách được mang các vật ở mục này và các mục 3 và 8 với tổng khối lượng/trọng lượng không quá 02 kg hoặc 02 lít, mỗi bình đựng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít. 

12) Đạn được đóng gói an toàn thuộc nhóm 1.4S (chỉ áp dụng với UN 0012 và UN 0014) 

Có 

Không 

Không 

Có 

Có 

a) Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến bay. 

b) Không quá 05 kg tổng khối lượng và với mục đích sử dụng của cá nhân từng hành khách. 

c) Không bao gồm đạn nổ hoặc đầu đạn. 

d) Tiêu chuẩn của nhiều người không được kết hợp với nhau. 

13) Diêm, bật lửa 

  

  

  

  

  

  

Bao diêm an toàn loại nhỏ 

Không 

Không 

Có 

Không 

Không 

a) Mỗi người được phép mang 01 chiếc. 

b) Chỉ cho mục đích sử dụng cá nhân. 

Diêm bật đâu cũng cháy 

Không 

Không 

Không 

N/A 

N/A 

Không được phép 

Bật lửa nhỏ (loại dùng để hút thuốc lá) 

Không 

Không 

Có 

Không 

Không 

a) Mỗi người được phép mang 01 chiếc. 

b) Chỉ cho mục đích sử dụng cá nhân. 

c) Không chứa nhiên liệu lỏng chưa được thẩm thấu (trừ khí hoá lỏng). 

Bình nhiên liệu và bình ga dự phòng dành cho bật lửa 

Không 

Không 

Không 

N/A 

N/A 

Không được phép. 

Bật lửa hỗn hợp dạng đèn hàn, đèn khò có nắp chụp bảo vệ ngăn sự kích hoạt vô ý 

Không 

Không 

Có 

Không 

Không 

a) Mỗi người được phép mang 01 chiếc. 

b) Chỉ cho mục đích sử dụng cá nhân. 

c) Không chứa nhiên liệu lỏng chưa được thẩm thấu (trừ khí hoá lỏng). 

Bật lửa hỗn hợp dạng đèn hàn, đèn khò không có nắp chụp bảo vệ ngăn sự kích hoạt vô ý 

Không 

Không 

Không 

N/A 

N/A 

Không được phép. 

14) Thiết bị sử dụng pin sinh nhiệt cao, có thể tạo lửa nếu được kích hoạt (ví dụ như đèn dùng dưới nước cường độ cao) 

Có 

Có 

Không 

Có 

Không 

a) Bộ phận sinh nhiệt và pin phải được tách khỏi nhau bằng cách tháo rời bộ phận sinh nhiệt, pin hoặc cầu chì. 

b) Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực (ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ). 

15) Ba lô cứu hộ tuyết lở có bình xi-lanh chứa khí nén thuộc nhóm 2.2, không độc, không dễ cháy 

Có 

Có 

Không 

Có 

Không 

a) Mỗi người chỉ được mang 01 ba lô. 

b) Ba lô phải được đóng gói để đảm bảo không tự kích hoạt ngoài ý muốn. 

c) Ba lô có thể là loại sử dụng cơ chế kích hoạt bằng chất nổ nhưng không được phép chứa quá 200 mi-li-gam chất nổ thuộc nhóm 1.4S. 

d) Túi khí trong ba lô phải được gắn van xả áp suất. 

16) Hộp nổ nhỏ gắn trong thiết bị an toàn cá nhân tự làm phồng như áo phao hoặc phao cứu hộ 

Có 

Có 

Có 

Có 

Không 

a) Mỗi hành khách được mang không quá một thiết bị an toàn cá nhân. 

b) Thiết bị an toàn cá nhân phải được đóng gói để đảm bảo không tự kích hoạt ngoài ý muốn. 

c) Khí ga trong thiết bị an toàn cá nhân phải là khí CO2 hoặc khí không độc, không dễ cháy. 

d) Hộp nổ chỉ dùng cho mục đích làm phồng thiết bị các nhân. 

e) Chỉ cho phép 02 hộp nổ nhỏ trong mỗi thiết bị an toàn cá nhân. 

f) Chỉ cho phép vận chuyển không quá 02 hộp nổ nhỏ dự phòng. 

Hộp nổ nhỏ cho các thiết bị khác 

Có 

Có 

Có 

Có 

Không 

a) Mỗi hành khách được mang không quá bốn hộp nổ nhỏ chứa khí CO2 hoặc khí không độc, không dễ cháy; 

b) Sức chứa nước của mỗi hộp nổ nhỏ không được vượt quá 50 ml. 

Hộp nổ nhỏ có sức chứa nước 50 ml tương đương với 28 gam khí CO2. 

17) Thiết bị điện tử cầm tay dùng để hút thuốc chạy bằng pin, bao gồm thuốc lá điện tử, xì gà điện tử, tẩu điện tử hoặc các thiết bị tương tự 

Không 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Chỉ cho mục đích sử dụng cá nhân. 

b) Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực (ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ). 

c) Mỗi viên pin không được vượt quá: 

- Đối với pin lithium metal, chứa không quá 02 gam lithium; 

- Đối với pin lithium ion, mức Watt-giờ không quá 100 Wh. 

d) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

e) Không được phép sạc thiết bị hoặc pin dự phòng trên tàu bay. 

18) Các thiết bị điện tử cầm tay như đồng hồ đeo tay, máy tính bỏ túi, máy ảnh, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay video 

  

  

  

  

  

  

Các thiết bị điện tử cầm tay dùng pin lithium metal hoặc lithium ion. 

(Thiết bị chứa pin lithium ion hoặc lithium metal mà mục đích sử dụng chính là cung cấp năng lượng cho thiết bị khác phải được vận chuyển tuân thủ các quy định đối với pin dự phòng) 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Chỉ được mang cho nhu cầu sử dụng cá nhân. 

b) Khuyến khích mang trong hành lý xách tay. 

c) Giới hạn mỗi viên pin lithium-metal chứa dưới 2 gam lithium; pin lithium-ion công suất dưới 100 Wh. 

d) Nếu thiết bị được để trong hành lý ký gửi, phải có các biện pháp ngăn ngừa sự kích hoạt vô ý. 

e) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

Pin dự phòng của các thiết bị điện tử cầm tay chứa pin lithium metal hoặc lithium ion 

Không 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Chỉ được mang cho nhu cầu sử dụng cá nhân. 

b) Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực (ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên, hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ). 

c) Mỗi viên pin không được: 

- Đối với pin lithium metal, chứa nhiều hơn 02 gam lithium; 

- Đối với pin lithium ion, công suất trên 100 Wh. 

d) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

Các thiết bị điện tử cầm tay chứa pin lithium ion có công suất từ 100 Wh đến 160 Wh 

Có 

Có 

Có 

Có 

Không 

a) Chỉ được mang cho nhu cầu sử dụng cá nhân. 

b) Khuyến khích mang trong hành lý xách tay. 

c) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

Pin lithium-ion dự phòng của các thiết bị điện tử cầm tay có công suất từ 100 Wh đến 160 Wh 

Không 

Có 

Có 

Có 

Không 

a) Chỉ được mang cho nhu cầu sử dụng cá nhân. 

b) Mỗi hành khách được mang tối đa 02 viên pin. 

c) Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực (ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ). 

d) Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

19) Pin nhiên liệu dùng cho thiết bị điện tử cầm tay như máy ảnh, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay video; 

Không 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Hộp nhiên liệu của pin có thể chứa chất lỏng dễ cháy, chất ăn mòn, khí hóa lỏng dễ cháy, chất gây phản ứng khi gặp nước hoặc hydrogen trong metal hydride. 

b) Không được phép nạp pin nhiên liệu trên tàu bay, trừ trường hợp dùng hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin. 

c) Khối lượng nhiên liệu tối đa trong mỗi viên pin hoặc mỗi hộp hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin không vượt quá: 

- 200 ml/200 ml đối với chất lỏng; 

- 200 gam/200 gam đối với chất rắn; 

- Đối với khí hóa lỏng, 120 ml cho hộp nhiên liệu của pin và hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin không dùng vỏ kim loại hoặc 200 mL cho cho hộp nhiên liệu của pin và hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin dùng vỏ kim loại; 

- Đối với hydrogen trong metal hydride, dung tích nước trong hộp nhiên liệu của pin và hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin được phép là 120 ml hoặc thấp hơn. 

d) Mỗi viên pin nhiên liệu hoặc mỗi hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin phải tuân thủ theo tiêu chuẩn IEC 62282-6-100 Ed.1, bao gồm cả Sửa đổi lần 1, và phải có biểu thị chứng nhận của nhà sản xuất rằng loại pin này phù hợp với bản ghi chi tiết kỹ thuật theo tiêu chuẩn IEC 62282-6-100 Ed.1, bao gồm cả Sửa đổi lần 1. Ngoài ra, mỗi hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin ghi rõ trọng lượng tối đa và loại nhiên liệu sử dụng. 

e) Hộp nhiên liệu của pin, hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin chứa hydrogen trong metal hydride phải tuân thủ các quy định tại Điều khoản đặc biệt A162. 

f) Mỗi hành khách không mang quá 02 hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin. 

g) Pin nhiên liệu có chứa nhiên liệu chỉ được phép vận chuyển trong hành lý xách tay. 

h) Sự tương tác giữa pin nhiên liệu và pin tích hợp trong thiết bị phải tuân thủ tiêu chuẩn IEC 62282-6-100 Ed.1, bao gồm cả sửa đổi lần thứ 1. Pin nhiên liệu mà mục đích sử dụng duy nhất là để sạc pin các thiết bị khác không được phép vận chuyển. 

i) Khi thiết bị điện tử cầm tay đã tắt thì pin nhiên liệu phải có tính năng ngắt nguồn điện cung cấp; trên vỏ của pin nhiên liệu, nhà sản suất phải ghi rõ bằng tiếng Anh: "APPROVED FOR CARRIAGE IN AIRCRAFT CABIN ONLY" và bằng ngôn ngữ của Quốc gia xuất phát nếu có yêu cầu. 

Hộp đựng nhiên liệu dự phòng cho pin 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

20) Đá khô 

Có 

Có 

Không 

Có 

Không 

a) Không quá 2,5 kg mỗi người. 

b) Chỉ được dùng để bảo quản thực phẩm hoặc chất dễ hư hỏng không phải là hàng nguy hiểm. 

c) Bao bì phải có lỗ thoát khí CO2. 

d) Khi vận chuyển trong hành lý ký gửi, mỗi bao bì chứa đá khô phải được đánh dấu: 

- "DRY ICE" hoặc " CARBON DIOXIDE, SOLID" 

- Khối lượng tịnh của đá khô không quá 2,5 kg. 

21) Khí áp kế hoặc nhiệt kế thủy ngân 

Không 

Có 

Không 

Có 

Có 

a) Chỉ được phép nếu được vận chuyển bởi đại diện Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia hoặc cơ quan Chính phủ tương đương. 

b) Phải được đóng gói trong bao bì ngoài chắc chắn, có lớp bên trong được bịt kín hoặc trong túi chống rò rỉ thuỷ ngân bên trong khi đặt theo bất kỳ chiều nào. 

22) Thiết bị chứa chất phóng xạ như: máy giám sát tác nhân hóa học (CAM) và/ hoặc thiết bị báo động và nhận dạng nhanh chất phóng xạ (RAID-M) 

Có 

Có 

Không 

Có 

Không 

a) Phóng xạ trong thiết bị không được vượt quá giới hạn tại bảng 2-14 của Doc 9284. 

b) Phải được đóng gói cẩn thận và không chứa pin lithium bên trong. 

c) Chỉ được phép nếu vận chuyển bởi đại diện của Tổ chức cấm vũ khí hoá học-OPCW khi đi làm nhiệm vụ. 

23) Các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng 

Có 

Có 

Có 

Không 

Không 

a) Được đóng gói trong bao bì của nhà sản xuất. 

b) Có mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình. 

24) Các thiết bị thẩm thấu dùng đo đạc chất lượng không khí 

Có 

Không 

Không 

Không 

Không 

Việc vận chuyển phải tuân thủ Điều khoản đặc biệt A41. 

25) Thiết bị điện tử cầm tay chứa pin khô đáp ứng các quy định của Điều khoản đặc biệt A67 

Có 

Có 

Không 

Không 

Không 

a) Pin phải có điện áp dưới 12 volts và có công suất dưới 100 Wh. 

b) Thiết bị phải được bảo vệ khỏi sự kích hoạt ngoài ý muốn, hoặc pin được ngắt kết nối và các đầu cuối lộ thiên được cách điện. 

Pin khô dự phòng đáp ứng các quy định của Điều khoản đặc biệt A67 

Có 

Có 

Không 

Không 

Không 

a) Pin phải có điện áp dưới 12 volts và có công suất dưới 100 Wh. 

b) Pin phải được bảo vệ khỏi đoản mạch bằng cách cách biệt các đầu cuối (ví dụ như dán băng dính vào các đầu cuối lộ thiên). 

c) Không quá 02 viên pin cho mỗi hành khách. 

26) Các loại động cơ đốt trong hoặc động cơ chạy pin nhiên liệu 

Có 

Không 

Không 

Không 

Không 

Việc vận chuyển phải tuân thủ Điều khoản đặc biệt A70. 

27) Mẫu vật phẩm không lây nhiễm 

Có 

Không 

Không 

Không 

Không 

Việc vận chuyển phải tuân thủ Điều khoản đặc biệt A180. 

28) Bao bì cách nhiệt chứa nitơ lỏng làm lạnh 

Có 

Có 

Không 

Không 

Không 

Việc vận chuyển phải tuân thủ Điều khoản đặc biệt A152. 

29) Thiết bị an ninh như va-li ngoại giao, hộp hoặc túi đựng tiền có gắn thiết bị báo động và các thiết bị an ninh khác có chứa hàng nguy hiểm như pin lithium hoặc thuốc nổ 

Có 

Không 

Không 

Có 

Có 

a) Thiết bị phải được thiết kế đảm bảo không bị kích hoạt ngoài ý muốn. 

b) Nếu thiết bị chứa chất nổ hoặc vật liệu nổ hoặc thiết bị nổ, vật và chất này phải được loại trừ khỏi nhóm 1 của hàng nguy hiểm bởi Nhà chức trách phù hợp của Quốc gia sản xuất, tuân thủ các điều kiện quy định tại Doc 9284. 

c) Nếu thiết bị chứa pin lithium, pin lithium trong thiết bị phải tuân thủ hạn chế sau: 

- Đối với lithium-metal cell, lượng lithium không quá 01 gam; 

- Đối với pin lithium metal, tổng lượng lithium không quá 02 gam; 

- Đối với lithium-ion cell, công suất không quá 20 Wh; 

- Đối với pin lithium-ion, công suất không quá 100 Wh; 

- Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định tại tiểu mục 38.3, Phần III, Sổ tay Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. 

d) Nếu thiết bị chứa khí ga dùng để phun mực hoặc thuốc nhuộm: 

- Chỉ cho phép vận chuyển hộp khí và bình chứa khí nhỏ, có sức chứa khí không quá 50 ml và chứa khí không độc, không dễ cháy; 

- Khí ga thoát ra phải là loại không gây ảnh hưởng hoặc cảm giác khó chịu cho thành viên tổ bay trong khi thực hiện nhiệm vụ; 

- Trong trường hợp kích hoạt ngoài ý muốn, tất cả các hiệu ứng gây nguy hiểm phải được giới hạn nằm trong thiết bị và không được gây ra tiếng ồn quá mức; 

e) Thiết bị bảo mật bị lỗi hoặc hư hỏng không được phép vận chuyển. 

1. Khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển, Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ hàng nguy hiểm không trong Danh mục này hoặc bị cấm hoặc hạn chế theo Danh mục này. 

2. Khi Người khai thác tàu bay có quy định ngoài Danh mục này, phải thông báo cho hành khách và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không biết để phối hợp thực hiện. 

3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không nếu phát hiện hàng nguy hiểm phải thông báo cho đại diện của Người khai thác tàu bay quyết định việc chuyên chở theo quy định. 

4. Các chữ viết tắt, ký hiệu dùng trong Mục III có nghĩa như sau: 

4.1. N/A: Không có trên thực tế. 

4.2. Doc 9284: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). 

IV. QUY ĐỊNH NÀY KHÔNG ÁP DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG 
  • Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện của lực lượng công an, quân đội, kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện nhiệm vụ trên tàu bay, tại cảng hàng không, sân bay, công trình hàng không thì tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện. 

  • Đối với vật phẩm nguy hiểm là phương tiện, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, vật tư, đồ dùng phục vụ hoạt động hàng không dân dụng, cung cấp dịch vụ phi hàng không, sửa chữa, thi công, y tế trong khu vực hạn chế thì các cơ quan, đơn vị lập danh mục và thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 được sửa đổi, bổ sung  tại Thông tư số 41/2020/TT-GTVT ngày 31/12/2020 

  • Các trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: +84 1900 1166 hoặc tới trực tiếp các phòng vé, đại lý bán vé máy bay để được hỗ trợ và giải đáp. Bamoo Airways rất mong nhận được sự ủng hộ, yêu mến từ quý khách!